LỜI MỞ ĐẦU
Có một thời, khi đức Thích Tôn khai diễn Đại hội trên đỉnh Kên Kên, để khẳng định những giá trị phổ quát của các chúng sinh trong thế giới Sahà vốn đang bị đè nặng dưới muôn vàn thống khổ này; bấy giờ có vô số Thượng khách từ nhiều phương trong vô tận thế giới về tham dự. Nhìn thấy thế giới Sahà này quả thực vô cùng xấu xa, ô trược và uế tạp, với những dấu hiệu của bịnh tật, nghèo đói, chiến tranh và áp bức; một thế giới bị bao trùm trong bóng tối, bị cách ly hoàn toàn với phần còn lại của Đại dương Vũ trụ bao la; họ bị chấn động cho đến tận cùng bản thể tồn tại. Toàn thể Thượng khách ấy đồng loạt đứng dậy trước đức Thích Tôn, phát nguyện sẽ ở lại trong Cõi Trần đau khổ này, để trợ giáo đức Thích Tôn kiến thiết một Thế giới thanh tịnh vi diệu, như là Thế giới Quê hương của các Ngài.
Thế nhưng, không phải thế. Sahà không phải chỉ là thế giới của những chúng sinh bé nhỏ, thấp kém, như được nhìn từ ngoại hiện, từ góc độ quyền năng hung bạo của Thiên ma Ba tuần đang liên tục quậy hư không thành dông bão, góp mây trời làm lũ lụt. Bên dưới muôn triệu lớp sóng gào thét kinh hoàng của đại dương nước mắt ấy, là một cõi trầm mặc, tưởng chừng như sa mạc hoang vu. Nhưng trong cõi tịch mịch hoang vu ấy, sự sống vẫn không ngừng triển nở. Cho đến một lúc nào đó, khi âm thanh sư tử hống của Đấng Đại hùng cất lên, thì từ trong lòng đất vọt lên, xuất hiện những người con của Đất Mẹ, từ lâu vẫn im lặng. Thân hình của họ ngời sáng bởi ánh sáng của hùng lực và trí tuệ. Ánh sáng từ họ sẽ rọi sáng Thế giới Sahà, sáng cho đến vô tận Thế giới.
Đạo Phật sinh khởi ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm của các tăng sĩ Phật giáo Nguyên thuỷ đã hoằng truyền niềm tin đạo Phật vượt qua cả ranh giới bản quốc. Không thiếu những xác thực về lịch sử đạo Phật nhưng cho đến bây giờ, vẫn chưa thấy có một lịch sử văn học Phật giáo bằng tiếng Sanskrit có hệ thống xuất hiện. Đạo Phật có một nền văn học đồ sộ. Các tác phẩm văn học đạo Phật rơi vào hai dòng. Tuy vậy, ngôn ngữ kinh điển đạo Phật không phải chỉ có một. Từ rất sớm, giáo đoàn đã phân chia thành vài bộ phái, và mỗi phái đều có kinh điển với ngôn ngữ riêng của mình. Có vấn đề đáng thảo luận là ngôn ngữ gốc của đạo Phật là thức ngôn ngữ nào mà chính Đức Phật đã dùng? Bất luận ngôn ngữ gốc nào tồn tại đến bây giờ, chắc chắn phải là Pāli, lại không khẳng định được sự khác biệt ấy. Nói đúng ra, chỉ có hai dạng ngôn ngữ trong kinh điển đạo Phật, đó là Pāli và Sanskrit. Pāli là ngôn ngữ của tăng sĩ Phật giáo Tích lan (Ceylon), Thái lan (Siam) và Miến điện (Burma), tầng lớp nầy cử hành nghi lễ thường ngày và những hình thái rất lâu đời của đạo Phật. Ngôn ngữ kinh điển Phật giáo Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản là Sanskrit, và dù vốn có rất ít kinh sách đạo Phật được viết bằng tiếng Sanskrit được phát hiện ở đó, nhưng không thể nào bác bỏ được rằng lúc ấy, đã có một nền văn hoá đồ sộ, một số lượng lớn kinh điển tiếng Sanskrit đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và Trung Hoa, và sau đó, các nhà nghiên cứu đã xúc tiến việc phục hồi một phần tạng kinh tiếng Sanskrit được tin là bị hư mất qua sự hồi tưởng lại. Lịch sử đạo Phật có lẽ đã có đủ lượng ánh sáng soi chiếu vào mình khi chúng ta có thể sử dụng được bằng ngôn ngữ Châu Âu về tinh tuý các tác phẩm Phật học từ tiếng tiếng Hán và Tây Tạng. Nhưng kinh điển đạo Phật bằng tiếng Pāli đã có tầm xứng đáng là những tác phẩm cô đọng súc tích, và đã được nghiên cứu với ít nhiều sôi nổi ở Châu Âu. Kinh điển đạo Phật tiếng Sanskrit có điều bất lợi là được xem xét với sự hoài nghi. Nó được xem là một sản phẩm ra đời sau nầy. Có vài nhà nghiên cứu hiện nay hoài nghi khi nhìn về các kinh văn trong đó nền văn học Phật giáo Sanskrit thể hiện và được xác định niên đại từ xa xưa có đáng tin như một số kinh văn tiếng Pāli chăng?
Để nghiên cứu sâu hơn về lịch sử phật giáo xin mới kích vào đây.